Sửa mũi hỏng là giải pháp tối ưu cho những ai có mũi đã nâng xảy ra tình trạng mũi lệch, bóng đỏ, lộ sống, mũi nhiễm trùng hoặc mũi không ưng ý. Tuy nhiên, bạn cần phải ghi nhớ những lưu ý dưới đây trước khi đi làm đẹp để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
Mũi bị hỏng là như thế nào?
Nâng mũi là một trong những phương pháp làm đẹp phổ biến hiện nay. Nhưng ngoài những ca nâng mũi thành công thì số ít vẫn có các trường hợp nâng mũi bị hỏng hoặc biến chứng trong quá trình hậu phẫu, khách hàng nâng mũi tại các cơ sở làm đẹp kém uy tín,…
Tất nhiên nâng mũi bị hỏng là điều không ai muốn xảy ra nhưng nếu không may chúng ta gặp phải tình trạng này thì phải thật bình tĩnh giải quyết. Vậy chúng ta phải cần lưu ý những gì khi sửa mũi bị hỏng?
Mũi bị hỏng vì các nguyên nhân sau:
Tay nghề người thực hiện phẫu thuật
Đây là nhân tố chủ yếu dẫn đến mũi bị hỏng. Bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề đã qua đào tạo sẽ đảm bảo cho ca nâng mũi được thành công. Ngược lại, nếu bạn thực hiện tại những nơi người thực hiện phẫu thuật không phải là bác sĩ hoặc không có chuyên môn thì rất dễ gặp những hệ lụy đáng tiếc về sau.
Tay nghề bác sĩ là yếu tố quan trọng nhất trong một ca phẫu thuật
Chất liệu sụn kém chất lượng
Chất liệu sụn không đạt chuẩn, chưa được qua kiểm định chất lượng,.. Hoặc số ít trường hợp do cơ địa khách hàng không tương thích với chất liệu sụn dẫn đến tình trạng kích ứng, sưng viêm, tấy đỏ,… không chữa trị kịp thời thì nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến hoại tử.
Trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất không đạt chuẩn
Các dụng cụ phẫu thuật, phòng mổ không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng và làm cho mũi sửa bị hỏng.
Quá trình chăm sóc hậu phẫu
Quá trình này cũng là yếu tố chính quyết định đến việc mũi sau nâng có thành công hay không. Chế độ nghỉ dưỡng, ăn uống, đi đứng,… phải đảm bảo làm đúng theo quy trình được bác sĩ hoặc nhân viên y tế hướng dẫn để tránh tình trạng va chạm, tác động làm mũi bị vẹo lệch,…
Phương pháp nâng mũi không phù hợp hoặc không ưng ý
Nếu không được tư vấn chính xác và lựa chọn phương pháp nâng mũi ưng ý, phù hợp sẽ có thể dẫn đến tình trạng nâng mũi bị hư hỏng, không được thỏa mãn mong muốn của khách hàng.
Các trường hợp điển hình
Mũi lệch sống
Sống mũi bị lệch vẹo sang một bên là một trong những trường hợp khá phổ biến khi sửa mũi bị hỏng gây mất thẩm mỹ. Nhiều nguyên nhân thường là do quá trình chăm sóc hậu phẫu, cơ địa khách hàng, do tai nạn, hoặc do chính tay nghề của bác sĩ,…
Đầu mũi bị teo, co rút
Do da mũi mỏng, cơ địa của khách hàng, quá trình chăm sóc hậu phẫu hoặc do chất liệu sụn tự thân theo thời gian sẽ bị co rút dẫn đến tình trạng này,…
Mũi nhiễm trùng
Do dụng cụ y tế, môi trường phẫu thuật không được đảm bảo, tay nghề bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nhiễm trùng.
Dáng mũi không được ưng ý
Trong trường hợp này, dáng mũi chưa thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng. Đó cũng là lý do họ muốn đi làm lại để có được dáng mũi ưng ý nhất.
Các trường hợp cần sửa lại mũi
Sửa lại mũi cùng Bác sĩ Quý
Bác sĩ Quý là Bác sĩ Chuyên khoa I Chuyên ngành Tạo hình thẩm mỹ. Với 10 năm kinh nghiệm cùng gần 40.000 ca nâng mũi thành công, Bác sĩ Quý đảm bảo an toàn kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng.
Bác sĩ Quý - Bác sĩ Chuyên khoa I Chuyên ngành Tạo hình thẩm mỹ.
Đảm bảo chất liệu sụn an toàn và được kiểm định nghiêm ngặt
Mang lại cho bạn dáng mũi đẹp ưng ý chuẩn tỷ lệ vàng
Ít xâm lấn – Không cần băng nẹp
Thực hiện nhanh chóng chỉ mất từ 7-10 phút
Hiệu quả duy trì lâu dài, bảo hành trọn đời
Bệnh viện nhà nước, chi phí niêm yết không phát sinh.
Những lưu ý quan trọng sau khi sửa mũi hỏng
Mũi sau khi được phẫu thuật lần hai trở đi thì khách hàng cần đặc biệt lưu ý phải được chăm sóc hậu phẫu kỹ càng hơn hẳn. Mũi đã can thiệp, xâm lấn nhiều hơn nên dễ tổn thương, nhạy cảm hơn bình thường:
Ăn uống đầy đủ chất theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh kiêng khem quá mức
Tránh va chạm, tác động mạnh lên vùng mũi khi chưa hồi phục
Vệ sinh vết thương hàng ngày bằng nước muối sinh lý
Uống thuốc theo đơn bác sĩ, không tự ý uống những loại thuốc không có trong đơn của bác sĩ